Cả 6 gian hàng “giải cứu” nông sản Hải Dương trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò hiện đều tập trung cung cấp 5 loại nông sản gồm: trứng gà Cẩm Đông, gà đồi Chí Linh, ổi Thanh Hà, bắp cải, su hào. Đây là những loại nông sản đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương và Viettel Post thống nhất đưa lên bán trên sàn Vỏ Sò trong giai đoạn đầu.
Các gian hàng bán nông sản Hải Dương cũng đã được hiển thị tại vị trí nổi bật trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, thông qua hệ thống banner, popup. Để khuyến khích các hộ nông dân Hải Dương tiếp cận với chuyển đổi số, có thêm kênh phân phối sản phẩm mới, Viettel Post mà trực tiếp là sàn Vỏ Sò đã dành nhiều ưu đãi cho các nhà cung cấp.
Cụ thể, khi tham gia chiến dịch ứng dụng công nghệ số, đưa sản phẩm lên bán trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, các hộ nông sản Hải Dương tạo tài khoản trong khoảng thời gian từ ngày 3/3/2021 đến hết ngày 30/4/2021 được miễn phí mở gian hàng đến hết ngày 31/12/2021. Đồng thời, các hộ nông dân này còn được Viettel Post miễn phí vận hành cho toàn bộ đơn hàng của nhà cung cấp tại Hải Dương trong tháng 3, 4/2021.
![]() |
Trong ngày 5/3, các nhân viên bưu tá và đối tác MyGo của Viettel Post đã tổ chức phát các đơn hàng được người tiêu dùng đặt mua trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò. |
Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng khi mua sản phẩm tại các gian hàng “giải cứu” nông sản Hải Dương thời gian này cũng sẽ nhận được ưu đãi, như được áp dụng mức phí vận chuyển đồng giá 11.000 đồng cho đơn hàng trọng lượng tới 30kg từ Hải Dương đến các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh từ ngày 4/3/2021 đến 23h59 ngày 31/3/2021.
Theo thống kê, đến chiều ngày 5/3, đã có 2 chuyến hàng nông sản Hải Dương được sàn thương mại điện tử tập kết về kho tại Hà Nội, bao gồm: 80.000 quả trứng gà sạch Cẩm Đông và 5 tấn rau quả (su hào, bắp cải, ổi Thanh Hà).
Tổng số đơn hàng nông sản Hải Dương được người tiêu dùng đặt hiện đã lên tới hơn 900 đơn, với các nông sản được đạt gồm 50.000 quả trứng gà sạch Cẩm Đông, gần 3 tạ bắp cải, gần 2 tạ su hào, 300 con gà sạch Chí Linh và 1 tấn ổi Thanh Hà.
Chương trình dài hạn để phát triển thương mại điện tử
Chọn giải pháp ứng dụng công nghệ số để giúp các hộ nông dân bán nông sản cho người tiêu dùng thông qua sàn thương mại điện tử Vỏ Sò cũng như hệ thống logistics thông minh, Viettel Post cho rằng cách làm này sẽ đảm bảo được cả 2 yếu tố: giá tốt cho người nông dân và chất lượng cho người tiêu dùng.
Trong chia sẻ với ICTnews vào chiều ngày 5/3, Tổng giám đốc Viettel Post Trần Trung Hưng đã một lần nữa nhấn mạnh, giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh hiện nay chính là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp.
“Đây cũng chính là cơ hội để chúng tôi đưa công nghệ số đến với bà con nông dân. Khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, việc chúng ta bán nông sản trên sàn thương mại điện tử vừa giúp giải cứu, lưu thoát được hàng hóa, vừa hỗ trợ để hoạt động sản xuất của bà con nông dân không bị đình trệ”, ông Hưng cho hay.
Khẳng định đây là chương trình dài hạn để phát triển điện tử, lãnh đạo Viettel Post mong rằng giải pháp ứng dụng chuyển đổi số giúp nông dân thoát cảnh giải cứu nông sản sẽ hỗ trợ người nông dân sản xuất có kế hoạch, không còn rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” và cũng không bị rủi ro trong tiêu thụ hàng hóa khi dịch bệnh xảy ra như hiện nay.
Cách đặt hàng trên tính năng “Mua chung giá rẻ của Vỏ Sò”Đồng thời, rà soát, tham mưu sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục không hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đất đai.
Đặc biệt, cần chấn chỉnh công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp còn tồn đọng chưa đăng ký đất đai, chưa cấp giấy chứng nhận; đồng thời làm rõ nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn đọng.
“Làm rõ trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với cán bộ, người có trách nhiệm nếu chậm giải quyết các hồ sơ đã tiếp nhận” – UBND TP chỉ đạo.
Thanh kiểm tra việc phân lô, bán nền làm vỡ quy hoạch
UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối… để phân lô, bán nền; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định.
Đồng thời, thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án có sử dụng đất, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; các dự án chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà ở. Các vi phạm đối với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các công trình dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển mục đích;
Thanh, kiểm tra các vi phạm trong việc tách thửa, phân lô, bán nền làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản; công tác xác định giá đất; công tác thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
UBND TP cũng yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện đối với diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường bàn giao về địa phương quản lý còn khó khăn, vướng mắc trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tổng hợp đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND TP cũng yêu cầu đẩy mạnh và khẩn trương hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tập trung nguồn lực đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cung cấp dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số tiến tới chính phủ số.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế Thành phố tham mưu cho UBND TP đảm bảo dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và vận hành hệ thống thông tin đất đai.
Trong công văn mới gửi các bộ, ngành, địa phương, Văn phòng Chính phủ đã đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng tại thông báo 8363/VPCP-KSTT ngày 17/9/2019 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại thông báo 11796/VPCP-KSTT ngày 26/12/2019 về gửi, nhận văn bản điện tử.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được đề nghị tăng cường gửi, nhận văn bản điện tử không kèm bản giấy theo danh mục tại văn bản 775/VPCP-KSTT ngày 4/2/2020 của Văn phòng Chính phủ, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thông qua tiếp xúc, trao đổi, gửi, nhận văn bản giấy.
Song song với đó, các bộ, ngành, địa phương cần thường xuyên giám sát hạ tầng ứng dụng, mạng, thiết bị, máy chủ bảo mật của hệ thống quản lý văn bản và điều hành, bảo đảm các thiết bị, ứng dụng hoạt động ổn định, an toàn, an ninh thông tin, hạn chế tối đa gián đoạn trong gửi, nhận văn bản điện tử.
Văn phòng Chính phủ lưu ý, đối với các văn bản đã gửi điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia, đặc biệt là văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, hệ thống quản lý văn bản và điều hành của đơn vị gửi phải có chức năng cảnh báo kịp thời đối với những văn bản gửi lỗi, văn bản không đến được nơi nhận, các đơn vị chưa nhận được văn bản để có phương án xử lý kịp thời.
Đồng thời, tuân thủ quy định về thời gian gửi, nhận văn bản, cập nhật đầy đủ nội dung thông tin, đảm bảo đúng thể thức văn bản phát hành, gửi văn bản điện tử đúng thẩm quyền, văn bản phải có chữ ký số và đầy đủ thông tin xác thực chữ ký số và nội dung đính kèm, không gửi trùng lặp văn bản.
Đề cao vai trò cán bộ công chức, viên chức, đặc biệt là vai trò của đội ngũ chuyên gia, văn thư lưu trữ trong công tác rà soát, kiểm tra thành phần văn bản trước khi gửi qua Trung liên thông văn bản quốc gia.
Hiện nay, hệ thống cảnh báo của Trục liên thông văn bản quốc gia hàng ngày đã gửi báo cáo cho các bộ, ngành, địa phương thông báo về tình hình gửi, nhận văn bản điện tử của đơn vị. Các đơn vị cần thường xuyên theo dõi, xử lý kịp thời để bảo đảm không có văn bản gửi lỗi, không có văn bản nhận lỗi, không có văn bản tồn độc, chưa phản hồi trạng thái trên Trục liên thông văn bản quốc gia.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được đề nghị phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, đơn vị triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành cùng các đơn vị liên quan để công tác gửi nhận văn bản điện tử trong hệ thống hành chính nhà nước được thực hiện ổn định và liên tục, là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Theo danh mục đã được Văn phòng Chính phủ ban hành hồi đầu tháng 2/2020, có 26 loại văn bản điện tử không gửi kèm bản giấy giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, bao gồm 4 loại văn bản quy phạm pháp luật và 22 loại văn bản hành chính.
Trục liên thông văn bản quốc gia – một trong những hệ thống thông tin đổi mới lề lối, phương thức làm việc của chính quyền các cấp, đã được chính thức khai trương ngày 12/3/2019. Theo thống kê, kể từ ngày khai trương đến ngày 22/1/2021, đã có tổng số hơn 4,2 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia." alt=""/>Phòng Covid